1. [Xem] Quy định diễn đàn BTCVN.ORG

    Diễn đàn BITCOIN Việt Nam
    Diễn đàn cho ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ, LINK DOFOLLOW vĩnh viễn.
    Dismiss Notice

Bản vẽ xin phép xây dựng và bản vẽ chi tiết

Thảo luận trong 'Mua bán, trao đổi BITCOIN' bắt đầu bởi xaydungsongnam, 21/2/19.

  1. xaydungsongnam

    xaydungsongnam New Member

    Tham gia ngày:
    3/7/18
    Thảo luận:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    quận 1
    Web:
    Để có được một bộ hồ sơ xin phép xây dựng không những đáp ứng các yêu cầu về công năng và thẩm mỹ của chủ đầu tư mà còn thỏa mãn các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định xây dựng hiện hành, đơn vị tư vấn thiết kế không những phải thực sự có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực của dự án mà còn có mối quan hệ và kinh nghiệm làm việc với các cơ quan ban ngành để được tư vấn những văn bản và điều khoản nên áp dụng cho dự án.

    Với các quy định chặc chẽ và chế tài ngày càng gắt gao, việc thay đổi bản vẽ xin phép xây dựng sau khi được cấp phép là rất phiền phức và tốn thời gian và chi phí. Vì vậy cả chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế cần hiểu rằng thực hiện hồ sơ xin phép xây dựng là đang thực hiện quá trình triển khai bản vẽ để thực hiện, các bản vẽ chi tiết thi công xây dựng chỉ là bản triển khai chi tiết của bản vẽ xin phép xây dựng mà không nên có sự điều chỉnh nào lớn liên quan đến kiến trúc và kết cấu, kỹ thuật công trình.

    [​IMG]
    Xin phép xây dựng Chung cư Quân Khu 7 - Bộ Quốc Phòng


    Có như thế thì việc xin phép xây dựng không những được rút ngắn mà việc triển khai thi công cũng sẽ đồng bộ, không quay lại chỉnh sữa bản vẽ, rút ngắn tiến độ thi tổng thể của dự án xây dựng.
     

    Các file đính kèm:

  2. xaydungsongnam

    xaydungsongnam New Member

    Tham gia ngày:
    3/7/18
    Thảo luận:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    quận 1
    Web:
    Nếu nghề bác sĩ nắm giữ sự sống cho con người, nghề làm báo định hướng dư luận xã hội thì nghề Kiến trúc sư (KTS) cũng tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ cho riêng mình đó là để lại những công trình cho hậu thế.

    Kiến trúc là một ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực: Nghệ thuật và Kỹ thuật. Một KTS thành công là người biết dung hòa hai mảng có vẻ mâu thuẫn đó trong công việc. Vừa sáng tạo, lãng mạn lại vừa phải nắm vững và cập nhật công nghệ, gò mình vào các tính toán khô cứng. Nhưng chính hai mặt tưởng như mâu thuẫn ấy lại tương hỗ nhau, giúp người KTS sáng tạo ra những sản phẩm kiến trúc đạt đến sự cân bằng hoàn hảo.

    [​IMG]
    KTS - nghề của sự “cân bằng hoàn hảo”

    Xem thêm: http://www.songnam.net/Tin-tuc/Chi-tiet/Kien-truc-su-la-nghe-hao-hoa-nhat/147
     
  3. xaydungsongnam

    xaydungsongnam New Member

    Tham gia ngày:
    3/7/18
    Thảo luận:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    quận 1
    Web:
    Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc.

    Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một công việc mới mang tính chuyên nghiệp thực sự: Quản lý dự án – một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tư vấn, kể cả trong nước và nước ngoài.

    [​IMG]

    Trước hết, cần phải hiểu Quản lý dự án (Project Management – PM) là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và thời gian dự kiến. Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

    Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.

    Vòng đời của Dự án

    Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ ràng nên dự án có một vòng đời. Vòng đời của dự án (Project life cycle) bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết quả và đến khi kết thúc dự án.

    Thông thường, các dự án đều có vòng đời bốn giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn hình thành dự án; giai đoạn nghiên cứu phát triển; giai đoạn thực hiện & quản lý; giai đoạn kết thúc.

    Tiến trình công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án;

    [​IMG]

    Giai đoạn hình thành dự án có các công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án.

    Giai đoạn nghiên cứu phát triển: xây dựng dự án, kế hoạch thực hiện và chuẩn bị nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính và khả năng kêu gọi đầu tư, xác định yêu cầu chất lượng, phê duyệt dự án;

    Giai đoạn thực hiện (hay giai đoạn triển khai): thông tin tuyên truyền, thiết kế Quy hoạch và Kiến trúc, phê duyệt các phương án thiết kế, tư vấn đấu thầu xây dựng và tổ chức thi công xây dựng, quản lý và kiểm soát;

    Giai đoạn kết thúc: hoàn thành công việc xây dựng, các hồ sơ hoàn công, vận hành thử công trình, giải thể nhân viên, kiểm toán và tất toán. Trong mỗi dự án đều có nhiều thành phần tham gia, còn gọi là các bên của dự án. Các bên của dự án là các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến dự án, hoặc là những người được hưởng lợi hay bị xâm hại khi dự án thành công, bao gồm: Chủ đầu tư, Nhà tài trợ hoặc người cung cấp tài chính, Ban quản lý dự án, Khách hàng, Nhà tư vấn thiết kế, Nhà thầu chính và các nhà thầu phụ, Các nhà cung ứng, Cơ quan quản lý nhà nước, Nhân dân địa phương, Nhà bảo hiểm…

    [​IMG]

    Công tác quản lý dự án mang tính tổng hợp và chuyên sâu

    Ban quản lý dự án

    Như trên đã trình bày, ban quản lý dự án là một thành phần quan trọng của dự án xây dựng, đó là một cá nhân hoặc một tổ chức do chủ đầu tư thành lập, có nhiệm vụ điều hành, quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án. Các thành phần của Ban QLDA có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của dự án, tuy nhiên luôn có người lãnh đạo và chịu trách nhiệm chính, đó là Giám đốc dự án (Project Manager), hay Giám đốc điều hành dự án, hay Người quản lý dự án. Ðây phải là một người có trình độ học vấn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, có bản lĩnh cá nhân vững vàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, và phải biết ngoại ngữ trong trường hợp dự án có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài.

    Giám đốc điều hành dự án có thể là một Kiến trúc sư, một Kỹ sư xây dựng, hay một chuyên gia kinh tế xây dựng. Giám đốc dự án là người hiểu rõ chủ trương, ý đồ của chủ đầu tư, đồng thời hiểu cặn kẽ mọi khía cạnh của dự án. Từ đó truyền đạt lại cho các thành viên khác và phải đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý và khách quan trong quá trình quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đã đề ra. Giám đốc dự án sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình của dự án, từ khi nghiên cứu lập báo cáo dự án đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn đấu thầu, giai đoạn thi công xây dựng và cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình.

    [​IMG]

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc dự án

    Thay mặt chủ đầu tư làm việc với các đối tác và các cơ quan hữu quan trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chẳng hạn, trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng một khách sạn quốc tế mà chủ đầu tư ký hợp tác với một nhà quản lý khách sạn nước ngoài, đảm bảo tính chuyên nghiệp khi công trình đưa vào sử dụng, thì khi đó ban QLDA sẽ thay mặt chủ đầu tư làm việc với Nhà quản lý khách sạn và các đơn vị tư vấn thiết kế theo sơ đồ làm việc ba cực.

    Trong trường hợp dự án có qui mô lớn, chức năng sử dụng phức tạp hay dự án có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật (ví dụ như dự án xây dựng bệnh viện, khách sạn, khu liên hợp thể thao hay công trình hạ tầng kỹ thuật,…) thì cần thiết phải huy động các dịch vụ tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp. Cần phải lưu ý rằng, một trong những lý do chủ yếu của việc thất bại, chậm trễ hay vượt ngân sách của các dự án bất động sản là sự yếu kém hoặc thiếu kinh nghiệm của ban QLDA.

    ThS.KTS Ngô Lê Minh
    Khoa Kiến trúc – Quy hoạch,
    Trường Ðại học Xây Dựng Hà Nội
     
  4. xaydungsongnam

    xaydungsongnam New Member

    Tham gia ngày:
    3/7/18
    Thảo luận:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    quận 1
    Web:
    Mới đây, Bộ Xây dựng có Văn bản số 873 /BXD-KTXD gửi Cty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận về việc xác định chi phí tư vấn giám sát xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình.
    Trước đó, Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 62/BOT-TLMT ngày 12/3/2018 của Cty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận về việc xác định chi phí tư vấn giám sát xây dựng Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn 1, theo hình thức BOT. Theo đó, Chủ đầu tư dự án đã tổ chức lập dự toán chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị của Dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận theo định mức tỷ lệ phần trăm quy định tại bảng số 22 và 23 (ban hành theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng) tương ứng với chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị của từng gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận.

    [​IMG]
    Xác định chi phí tư vấn giám sát xây dựng Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận
    Tuy nhiên, khi tổ chức thẩm tra, thẩm định, có ý kiến đề nghị tính lại chi phí này theo hướng xác định mức tỷ lệ phần trăm tương ứng với tổng chi phí xây dựng của cả dự án được duyệt trong tổng mức đầu tư. Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

    Chi phí giám sát thi công xây dựng, chi phí giám sát lắp đặt thiết bị xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (công bố tại bảng 22 và bảng 23, Quyết định số 79/QĐ-BXD) nhân với giá gói thầu thi công xây dựng, giá gói thầu mua sắm vật tư thiết bị, lắp đặt thiết bị vào công trình (chưa có thuế gia trị gia tăng) được duyệt.

    Chi phí giám sát thi công xây dựng, chi phí giám sát lắp đặt thiết bị thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Mục IX Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công bố Định mức quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

    Vì vậy, việc xác định chi phí giám sát thi công xây dựng và chi phí giám sát lắp đặt thiết của Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn 1 theo từng gói thầu được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận theo kế hoạch đấu thầu như đề nghị tại Văn bản số 62/BOT-TLMT của Cty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận là phù hợp.

    Nguồn Boxaydung
     
  5. xaydungsongnam

    xaydungsongnam New Member

    Tham gia ngày:
    3/7/18
    Thảo luận:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    quận 1
    Web:
    Một chu kỳ dự án nhìn chung trải qua 4 giai đoạn kế tiếp nhau đó là : Xác định dự án, lập kế hoạch, thực hiện dự án, bàn giao kết thúc dự án.

    I. Khái niệm của quản lý dự án

    Quản lý dự án là việc áp dụng các công cụ, kiến thức và kỹ thuật nhằm định nghĩa, lập kế hoạch, tiến hành triển khai, tổ chức, kiểm soát và kết thúc dự án. Một dự án được quản lý tốt, có nghĩa là khi kết thúc phải được chủ đầu tư thoả mãn về các mặt: thời hạn, chi phí và chất lượng kết quả.

    [​IMG]

    Quản trị dự án thường bao gồm:

    • Xác định các yêu cầu (của công ty hoặc của khách hàng)
    • Xác định và đáp ứng các nhu cầu, các mối quan tâm, và mong đợi của các chủ thể
    • Dự án trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án
    • Cân đối hài hoà giữa các yêu cầu, ràng buộc khác nhau của dự án bao gồm : phạm vi dự án, chất lượng, tiến độ, kinh phí, nguồn lực và rủi ro.

    [​IMG]

    II. Chu kì quản lý dự án

    Một chu kỳ dự án nhìn chung trải qua 4 giai đoạn kế tiếp nhau đó là : Xác định dự án, lập kế hoạch, thực hiện dự án, bàn giao kết thúc dự án.

    Thời điểm bắt đầu dự án được xác định từ thời điểm dự án được ra quyết định chấp thuận thực hiện. Các nguồn lực huy động cho các hoạt động dự án tăng lên từ từ, rồi đạt đỉnh, sau đó giảm khi bàn giao dự án cho khách hàng. Nội dung công việc chính trong từng giai đoạn của chu kỳ dự án:

    • Giai đoạn xác định dự án: Thiết lập các mục tiêu của dự án, xác định các yêu cầu của dự án, thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy dự án và kết thức giai 1 là một bản văn kiện dự án trình bày những nét chung nhất về dự án như mục tiêu dự án, các yêu cầu, thời gian, ngân sách, cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự, rủi ro.

    • Giai đoạn lập kế hoạch : xây dựng các kế hoạch dự án – kế hoạch tiến độ, kế hoạch chi phí, kế hoạch huy động và quản lý các nguồn lực, kế hoạch quản lý rủi ro, kế hoạch về quản lý nhân sự dự án.

    • Giai đoạn thực hiện dự án: các hoạt động chính của dự án được thực hiện. Trong giai đoạn này công tác quản lý dự án chú trọng vào theo dõi và giám sát tình hình thực hiện các hoạt động của dự án : kiểm soát thời gian, chi phí, chất lượng. Quản lý sự thay đổi, đưa ra các dự báo về thời gian và chi phí thực hiện dự án.

    • Giai đoạn bàn giao và kết thúc dự án: bàn giao các sản phẩm của dự án cho khách hàng và bố trí lại các nguồn lực dự án. Bàn giao dự án cho khách hàng thường kèm theo đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao các tài liệu kỹ thuật cho khách hàng. Bố trí lại các nguồn lực dự án thường bao gồm điểu chuyển nhân viên, các trang thiết bị máy móc sang các dự án khác, tổ chức tổng kết đánh giá dự án và rút ra những bài học kinh nghiệm.
     
  6. xaydungsongnam

    xaydungsongnam New Member

    Tham gia ngày:
    3/7/18
    Thảo luận:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    quận 1
    Web:
    Quy trình thực hiện đầu tư xây dựng được quy định trong Điều 6, Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 15/06/2015.

    Quy trình có thể chia thành hai giai đoạn thực hiện: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thực hiện đầu tư, các bước cụ thể như sau:

    GIAI ĐOẠN I: CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
    Bước 1: Quy hoạch xây dựng công trình

    Dự án đầu tư xây dựng nào muốn hình thành đều cần phải kiểm tra lại quy hoạch của khu vực dự án dự kiến. Nhà nước quản lý dự án theo quy hoạch nên bắt buộc dự án muốn hình thành phải có quy hoạch chi tiết (QHCT). Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt QHCT là của chính quyền đại phương.

    Quy trình quy hoạch xây dựng công trình bao gồm các bước:

    • Xin cấp phép quy hoạch.
    • Lập quy hoạch 1/2000.
    • Thỏa thuận quy hoạch kiến trúc.
    • Lập quy hoạch 1/500.
    • Phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và các phương án kiến trúc sơ bộ.
    Khi thực hiện quy hoạch, nhất thiết phải có bước rà soát nhắm đảm bảo 2 mục đích:

    • Mục đích thứ nhất: Dự án nằm tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết nhà đầu tư cần chờ địa phương lập quy hoạch chi tiết tuy nhiên thông thường nhà đầu tư thường đề xuất tài trợ lập QHCT.
    • Mục đích thứ hai: Dự án nằm tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết, nhà đầu tư tùy theo mục đích của mình cần xin điều chỉnh QHCT để đáp ứng mục đích, hiệu quả đầu tư.
    Chú ý: Nhà đầu tư chưa chắc đã trở thành Chủ đầu tư dự án sau này.

    Bước 2: Lựa chọn Nhà đầu tư

    Sau khi Quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt theo đúng quy trình, địa phương cần tiến hành lựa chọn nhà đầu tư. Có 03 hình thức lựa chọn Nhà đầu tư, như sau:

    Hình thức 1: Đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư.
    Hình thức 2: Đấu giá quyền sử dụng đất chỉ áp dụng với đất sạch (đã được giải phóng mặt bằng).
    Hình thức 3: Quyết định chủ trương đầu tư/ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là hình thức chỉ định Chủ đầu tư, hiện nay đang hạn chế áp dụng tại các địa phương.

    Bước 3: Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hồ sơ thiết kế cơ sở

    Chủ đầu tư thực hiện lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thiết kế cơ sở để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo việc lập, trình thẩm định tuân thủ theo quy định của Luật xây dựng.

    Bước 4: Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án

    Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận cam kết kế hoạch bảo vệ môi trường (đối với các dự án đấu giá đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự án đã thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục về môi trường).

    Bước 5: Hoàn thành các thủ tục về đất đai

    Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

    GIAI ĐOẠN II: THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
    Sau khi đã hoàn thành các thủ tục về đất đai và có quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất (chưa cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) là đủ các điều kiện để triển khai các bước thực hiện đầu tư.

    Bước 1: Lập, thẩm định, phê duyệt Bản vẽ thi công

    Chủ đầu tư lập bản vẽ thi công, thẩm tra thẩm định theo quy định tuy vào quy mô của dự án. Bản vẽ thi công được phê duyệt là cơ sở để triển khai thi công tại hiện trường.

    Quá trình khảo sát xây dựng có thể chia thành 2 giai đoạn: khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế.

    Quy trình của bước này sẽ được làm theo trình tự như sau:

    • Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng (KSXD).
    • Lựa chọn nhà thầu KSXD.
    • Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật KSXD.
    • Thực hiện khảo sát xây dựng.
    • Giám sát công tác khảo sát xây dựng.
    • Khảo sát bổ sung (nếu có).
    • Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
    • Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
    Thiết kế xây dựng công trình gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có). Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước sau:

    Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật).

    Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công (công trình phải lập dự án).

    Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).

    Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình:

    • Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình.
    • Thi tuyển, tuyển chọn tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có).
    • Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình.
    • Thiết kế xây dựng công trình.
    • Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
    • Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định.
    • Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.
    • Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.
    • Thay đổi thiết kế (nếu có).
    • Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
    • Giám sát tác giả.
    Bước 2: Lập, thẩm duyệt hồ sơ xin thẩm duyệt PCCC (phòng cháy chữa cháy).

    Bước 3: Xin cấp phép xây dựng.

    Bước 4: Triển khai thi công tại hiện trường.

    Đầu tiên chủ đầu tư cần tiến hành chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. Sau đó sẽ lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát thi công.

    Tiếp theo chủ đầu tư lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Cuối cùng, chủ đầu tư sẽ tiến hành thông báo khởi công xây dựng.

    Triển khai thi công tại hiện trường cần đảm bảo được những yếu tố sau:

    • Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng…
    • Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình.
    • Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu).
    • Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành.
    • Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.
    • Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng.
    • Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
    Bước 5: Hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng.

    Trong bước 10 cần thực hiện các công tác theo thứ tự như sau:

    • Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử.
    • Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
    • Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
    • Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn
    • Cấp giấy phép hoạt động:
    • Mở ngành, nghề…..;
    • Cho phép hoạt động;
    • Chứng nhận đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở.
    • Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
    • Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có).
     
  7. xaydungsongnam

    xaydungsongnam New Member

    Tham gia ngày:
    3/7/18
    Thảo luận:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    quận 1
    Web:
    Kết cấu xây dựng của nhà chung cư cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

    Căn cứ theo Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD, yêu cầu đối với kết cấu của nhà chung cư được quy định cụ thể như sau:

    1. Kết cấu nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trong thời gian thi công và khai thác sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu:

    – An toàn chịu lực: phải thiết kế kết cấu và xây dựng đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định, chịu được các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng theo thời gian, trong đó các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam (gió bão, động đất, sét, ngập lụt) được lấy theo QCVN 02:2009/BXD.

    – Khả năng sử dụng bình thường: phải duy trì được điều kiện sử dụng bình thường, không bị biến dạng và suy giảm các tính chất khác quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng cho công trình.

    – Đảm bảo khả năng chịu lửa: Các kết cấu, vật liệu kết cấu của nhà phải đảm bảo yêu cầu về tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy theo QCVN 06:2021/BXD.

    – Tuổi thọ thiết kế:

    + Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được tính toán đảm bảo tuổi thọ thiết kế tối thiểu 50 năm (ngoại trừ các trường hợp khác do người quyết định đầu tư/chủ đầu tư quyết định phù hợp với thời gian khai thác sử dụng công trình).

    + Kết cấu của nhà phải đảm bảo độ bền lâu tương ứng với tuổi thọ thiết kế.

    + Tuổi thọ thiết kế của công trình phải được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế và các hồ sơ khác của công trình theo quy định của pháp luật. Đến thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế), chủ đầu tư/người quyết định đầu tư cần có thông báo và tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng của công trình để có biện pháp can thiệp kéo dài thời hạn sử dụng hoặc có biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

    [​IMG]

    2. Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các yêu cầu:

    – Chuyển vị ngang tại đỉnh nhà và chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng không được lớn hơn giá trị quy định theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

    – Gia tốc cực đại của chuyển động tại đỉnh nhà do tải trọng gió tác dụng không vượt quá giá trị quy định trong tiêu chuẩn thiết kế lựa chọn áp dụng.

    3. Móng và kết cấu móng, kết cấu tầng hầm và hệ thống kỹ thuật phần ngầm của nhà phải được tính toán, thiết kế dựa trên các đặc trưng của đất nền, điều kiện địa chất thủy văn tại địa điểm xây dựng, cũng như mức độ xâm thực của đất nền và nước ngầm, phải đáp ứng được các yêu cầu:

    – Đảm bảo an toàn chịu lực và ổn định.

    – Đảm bảo độ lún, lún lệch nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của nhiệm vụ thiết kế và tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

    – Đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận trong quá trình thi công móng và tầng hầm.

    4. Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trong quá trình thi công và khai thác sử dụng phải không được gây hư hỏng tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình lân cận.

    5. Khi cải tạo nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần tính đến sơ đồ kết cấu, tình trạng thực tế của nhà.

    Nguồn LAO ĐỘNG
     
Đang tải...

Chia sẻ trang này